Top Ad unit 728 × 90

Những kinh nghiệm mà các tài xế cần chú ý

Phần lớn các tài xế mới khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông trên đường đều thấy khá căng thẳng giống như đang trải qua 1 thử thách. Để khắc phục vấn đề này, các lái xe cần học hỏi thêm nhiều hơn nữa kinh nghiệm từ các tài xế có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó là luôn hình thành thói quen lái xe, nắm vững các kĩ năng điều khiển ô tô. Có như vậy mới đảm bảo được an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Kinh nghiệm khi lái xe

Kinh nghiệm đầu tiên là cần tắt tính năng ga tự động (cruise control) khi di chuyển trên đường trơn trượt. Cụ thể, khi bạn nhấn nút “Res” để lấy lại vận tốc đã thiết lập, hệ thống điều khiển của xe sẽ tự động ép số và tăng mạnh ga, lúc này bánh trước có thể sẽ mất độ bám do đường trơn trượt và đôi khi nó gây ra hậu quả khôn lường.
Khi gặp tình trạng hơi nước đọng trên kính lái, bạn hãy hạ cửa kính, khi đó việc lưu thông giữa luồng không khí bên trong và ngoài xe sẽ giúp nước bay hơi hết. Trường hợp không khí bên ngoài bẩn hoặc đang mưa, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để hệ thống máy lạnh cân bằng độ ẩm không khí trong xe. Bên cạnh đó, không để nhiệt độ quá lạnh và bật chế độ sưởi kính cũng góp phần ngăn cản tình trạng đọng hơi nước.
Tiếp theo, khi quay đầu xe trong thành phố, bạn hãy đánh lái một chút sang bên phải, cho xe di chuyển thật chậm kết hợp xoay thật nhanh vô lăng để tạo bán kính quay đầu nhỏ. Bạn cần chú ý khi quay đầu không được cán lên vạch dành cho người đi bộ vì như vậy là phạm luật.
Tiếp nữa, khi vào bãi gửi xe hoặc để xe ngoài đường, bạn nên cất tất cả đồ giá trị vào hộc đồ và khóa lại. Nếu đồ có kích thước lớn, bạn nên nhét nó vào gầm ghế hoặc bỏ ra sau cốp. Các tên trộm thường rất dễ bị cám dỗ ngay cả khi đó chỉ là một chiếc áo khoác. Không nên quá tin tưởng vào hệ thống chống trộm của xe vì chúng chỉ có tác dụng cảnh báo cho chủ nhân, nếu ở quá xa có thể bạn sẽ không biết được xe mình đã bị trộm “viếng”.
Bên cạnh đó, các tài xế mới cần kết hợp quan sát 3 kính chiếu hậu và xe 2 bên sẽ giúp bạn luôn đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh các va chạm đáng tiếc. Ngoài ra, vào giờ cao điểm, luôn đi sát con lươn và đừng tạo khoảng trống để xe máy có thể chen vào, có thể họ sẽ ngã vào xe bạn gây trầy xước.
Cuối cùng, nếu xe thường xuyên chở nhiều người, đặc biệt là trẻ em, bạn nên khóa hẳn cửa sau bên tài để tránh trường hợp người ngồi hàng ghế 2 mở cửa bất ngờ, gây tai nạn cho xe sau đang đi tới. Chốt an toàn này nằm trên mép trong cửa, có tác dụng vô hiệu hóa lẫy nắm cửa cả ở trong và ngoài xe nhằm đảm bảo an toàn khi lên xuống.
Bên cạnh đó, nếu điều khiển một chiếc sedan, bạn cần hướng dẫn những đứa trẻ cách mở khóa cốp sau từ bên trong phòng khi chúng chơi đùa và bị nhốt trong cốp. Cụ thể, trong khoang hành lý các nhà sản xuất đã tạo ra cơ cấu mở từ phía trong để người bị nhốt tự giải cứu khi bị khóa.

Kinh nghiệm lựa chọn xe phù hợp

Chọn đúng loại xe so với nhu cầu sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái khi điều khiển hàng ngày. Một lời khuyên là không nên chọn xe có dung tích xy lanh lớn và đặc biệt là xe thể thao.
Trên thực tế, khi mua các dòng siêu xe, khách hàng đều được hãng hướng dẫn cách điều khiển xe qua một khóa học, bất kể khách hàng đã cầm lái nhiều loại xe thể thao khác. Điều này cho thấy, điều khiển những cỗ máy này không phải là điều đơn giản và bạn cũng không nên quá tự tin vào khả năng của mình.
Nếu đam mê mẫu xe SUV và xe bán tải, hãy chọn cho mình một chiếc xe hạng A hoặc B và để dành tình yêu với các mẫu xe cơ bắp này thêm một khoảng thời gian đến khi bạn biết chắc mình đã đủ khả năng xử lý chúng.
Bạn nên nhớ xe bán tải có chiều dài hơn 5 mét và chiều rộng cũng lớn hơn một chiếc sedan thông thường. Bên cạnh đó, vòng quay lớn của bánh xe sẽ đòi hỏi một người có kinh nghiệm nhiều năm cầm lái, điều khiển thành thạo chúng, đặc biệt là trong phố.
Những kinh nghiệm mà các tài xế cần chú ý Reviewed by Danh Thịnh on 00:33 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by GIÁ XE ÔTÔ © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.